Posty

Wyświetlanie postów z sierpień, 2019

Nam Thiên Thiền Tự (Chùa Nội Phật)

Obraz
Nam Thiên Thiền Tự còn được gọi là chùa Nội Phật tọa lạc tại thôn Nội Phật, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội. Cách Hồ Gươm 26,4 km, đi ô tô hết 40 phút, là ngôi chùa Nam Tông gần Hà Nội nhất. Trụ trì: Tỳ khưu Minh Từ. ĐT: 0919 431 811 Sư Minh Từ về tiếp quản chùa vào năm 2000, đến nay là được 15 năm. Theo lời sư kể lại thì đây là ngôi chùa làng, được thành lập lâu lắm rồi, không ai còn nhớ là thành lập vào năm nào nữa. Sư về đây hỏi các cụ cao tuổi nhất làng này thì các cụ cũng không nhớ ai từng là trụ trì chùa này. Khi tỳ khưu Minh Từ về tiếp quản thì chùa chỉ có 1700 m2, các công trình xây dựng cũng chưa có gì to lớn, chỉ có mấy căn nhà nhỏ và chiếc ao trong khuôn viên chùa. Sau 15 năm xây dựng và nới rộng thêm, đến nay chùa được 7000 m2 với các công trình: tháp thờ Phật và Xá lợi là chánh điện, tháp cốt, trường thiền, ao sen. Các công trình trong chùa được hoàn thành là do sự ủng hộ về tinh thần của nhà nước, đoàn thể chính quyền xã và sự đóng góp tiền của các Phật tử các nơi,

Chùa Bửu Long

Obraz
Chùa Bửu Long (đường Nguyễn Xiển, quận 9, TP HCM) được xây dựng từ năm 1942. Chùa nằm trên khuôn viên rộng 11 ha, vị trí là ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, trong công viên Lịch sử văn hóa dân tộc. cách trung tâm thành phố khoảng 25 km. Chùa Bửu Long có khuôn viên rộng và không bao giờ thắp nhang , người dân chỉ đến cầu nguyện, tham quan. Đây là ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam ở Sài Gòn. Chùa Bửu Long có tên chính thức là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long, nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Bửu Long thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam Tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm. Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, được

Chư Thiên nghe Phật giáo giới Rahula (con trai Phật) - Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la

Obraz
[ Kinh Trung Bộ / 147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la (Cùlaràhulovàda sutta) ]  Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anathapindika. Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: "Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rahula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc". Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Savatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rahula và nói: -- Này Rahula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Rahula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn. Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc". Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ

Kinh Tăng Chi Bộ

Obraz
Giới thiệu: Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya) Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ). Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24. Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các k

Kinh Tương Ưng Bộ

Obraz
Giới thiệu: Kinh Tương Ưng Bộ  (Samyutta Nikàya) Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Có tất cả là 56 Tương Ưng, được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga): 1. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng 2. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng 3. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng 4. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng 5. Thiên Ðại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993 và có số thứ tự từ 12 đến 16. Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ ki

Đoàn SƯ KHẤT THỰC lớn chưa từng có đến Việt Nam

Obraz
Đoàn SƯ KHẤT THỰC lớn chưa từng có đã đến Việt Nam. Hàng ngàn người dân TX. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đã đổ ra đường để chào đón đoàn hành hương đến từ các nước Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia vừa ghé qua thị xã ven biển này vào ngày 28.5.2017

DANH SÁCH CÁC CHÙA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Ở VIỆT NAM

Obraz
Chùa Bửu Long quận 9 HCM I- ÐỊA CHỈ CHÙA NAM TÔNG TẠI SÀI GÒN QUẬN 2 CHÙA NGUYÊN THỦY 33-A đường 10,khu Phố 1, phường Cát Lái, Q.2, Tp.HCM ÐT: 08. 742 0214; 0918. 325 769 Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP CHẤT QUẬN 3 CHÙA KỲ VIÊN 610 Nguyễn Ðình Chiểu, phường 3, Q.3, Tp.HCM ÐT: 08. 832 5522; 830 0845; 830 5135; 830 0846; 0903. 870 370 Trụ trì: Tỳ khưu TĂNG ÐỊNH CHÙA CHANDARAMSYA (Khmer) 164/235 Trần Quốc Thảo, phường 7, Q.3, Tp.HCM ÐT: 08. 843 5359 Trụ trì: Tỳ khưu DANH LUNG (Ekasuvanna) QUẬN 6 CHÙA TRÚC LÂM (Quận 6) 154B Đặng Nguyên Cẩn, phường 13, Q. 6, Tp.HCM ÐT: 08. 876 3324 Trụ trì: Tỳ khưu PHÚC HỶ CHÙA SIÊU LÝ (Phú Định) 241-B/44/37 Nguyễn Văn Luông, phường 11, Q.6, Tp.HCM ÐT: 08. 876 1635 - 08. 876 7570 - 08. 876 7614 - 0903. 856 825 Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP NHIÊN QUẬN 7 CHÙA BỒ ÐỀ (Tân Quy) 6B/1 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, Q.7, Tp.HCM ÐT: Trụ trì: Tỳ khưu PHƯỚC ĐỨC QUẬN 8 CHÙA GIÁC QUANG 47 Lương Văn Can, phường 15, Q.8, Tp.HCM ÐT: 08. 8 549.247 Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN ÐẠT QUẬN 9 XÁ L

Phật giảng chi tiết về nghiệp - Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Trung Bộ)

Obraz
[ Trung Bộ Kinh / 135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt ]  các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn: -- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu? Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tô

Sự ra đời của Phật - Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung Bộ)

Obraz
- Trước khi nhập mẫu thai Bồ Tát trú ở cõi trời Đâu Suất (Thiên chúng Tusita). - 7 ngày sau khi sinh Bồ Tát, mẹ Ngài mệnh chung và sanh lên cõi trời Ðâu suất. - Sự ra đời của Phật là một sự kiện vỹ đại, hy hữu. [Trích Kinh Trung Bộ / 123. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp ] -- Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng (Kaya) Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusita (Đâu suất), con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh n

Phật giảng Kinh tại cõi trời Đao Lợi - Kinh Nhất dạ hiền giả (Trung Bộ)

Obraz
[ Kinh Trung Bộ / 134. Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả ] Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Lomasakangiya trú ở giữa dòng họ Sakya (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tinh xá Nigrodha (Ni Câu Luật). Rồi Thiên tử Candana sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đi đến Tôn giả Lomasakangiya, sau khi đến liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Candana thưa với Tôn giả Lomasakangiya: -- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không? -- Này Hiền giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không? -- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không? -- Này Hiền giả, tôi không thọ trì bà